AcDieu225
Co Vang Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Acdieu

Có Cần Hay Không?

* BÀ BA PHẢI?

Tôi về nhà rồi cụ ạ. Kể ra thì lâu không ở gần gia đình con trai, có cơ hội chơi với các cháu bé, cho nên cũng thích lắm, nhất là hai đứa trẻ này đang tuổi lớn vừa ham chơi lại vừa ham học. Mấy năm về trước thằng Jacob cứ phàn nàn là tại sao bà kông nói tiếng việt với nó khi nó còn nhỏ để bây giờ lớn rồi nó không biết nói tiếng Việt. Thật ra thì tôi cũng bậy thật, không chịu nói tiếng Việt với nó, cho nên nó chẳng biết lấy một tiếng, nó than là đúng rồi. Tôi đành phải hứa liều với nó rằng, để đợi cho em nó lớn lên, tôi sẽ dậy hai đứa một lúc, lúc đó có 2 nguời cùng nói, cùng học thì mới tiến bộ nhanh được. Nó cũng tin là thế nên cố gắng chờ em lớn. Lần này, tôi không lần lữa được nữa, tôi đem theo đồ nghể để dạy cháu tiếng Việt. Vì thằng anh nó đã 10 tuổi còn con em thì đã 7 tuổi. Tuổi này mà không học thì còn đợi đến bao giờ?
Một ngày đẹp trời, ba bà cháu lôi sách ra học. Bài đầu tiên là học những phụ âm tiếng việt. Hai đưa học nhanh như cắt. Con bé con lúng túng với mấy cái dầu ô, ơ, và ă. thằng anh chỉ mánh, ô là mũ đội up side down, còn chữ ă là down side up, chữ ơ là one side mustache. Thế là hai đưa nhớ liền. Tôi dạy chúng đúng một tiếng đồng hồ chúng học hết 3 bài. Bà có cá. Ba có cà chua, em bé ca. Nhờ cái mánh của thằng anh, con em nhận được mặt chữ, nhưng lại quên cách phát âm. Nó hỏi tôi và bắt tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Mỗi lần tôi nhắc lại cách đọc, nó viết cái chữ đó ra rồi ghi bên cạnh cách phiên âm riêng của nó. Tôi nhìn cách nó ghi mà chẳng hiểu nó ghi cách nào, bằng kiểu gì, nhưng khi tôi bảo nó đọc lại, nó đọc rõ ràng, chữ nào ra chữ nấy. Tôi đành chịu thua nó. Nó muốn học bằng cách nào là chuyện của nó, miễn là nó đọc đúng thì thôi.
Nhưng mà tôi phải thú thật với cụ rằng, tới tuổi này, tôi không có kiên nhẫn và thích thú để dạy học nữa, cho dù là dạy con cháu của mình. Ngày hôm sau, khi chúng rủ bà học tiếng Việt nữa, bà đành từ chối vì không cảm thấy có hứng hay có sức để dạy cháu nữa. Tôi bèn dụ chúng nó đi thư viện.Tôi đành thú nhận với con tôi, mẹ không đủ sức để daỵ học nữa. Nhưng mẹ tin, chúng nó thích thì khi lớn lên, chúng nó sẽ tự tìm cách để tự học Nhưng nếu, mình có cái may mắn trong muôn một là chúng sẽ lấy người đồng chủng, còn nêu chúng lấy Tây, lấy Mỹ thì học tiếng việt củng không cần thiết lắm phải không con. Biết thì tốt, mà không biết cũng chẳng sao. Thời buổi này chúng có nhiều phương tiện quá mà, chúng muốn gì là chúng tự làm được ngay. Tôi nói như thế là dể tự an ủi mình hơn là nhận lỗi với con.
Tôi đã kể với cụ là tôi đi thư viện muợn được hai cuốn sách. Còn cuốn sách chính muốn mượn thì lại không có. Tôi đành đem cuốn sách có vẻ hấp dẫn là cuốn To My Children’s Children ra nghiên cứu vậy. Hôm trước tôi đã nói về nội dung cuốn sách này rồi. Tác giả là ai tôi cũng chẳng nhớ - đó là cái tính gian manh cố hữu của tôi, tôi cứ ú xa ú xịa như vậy để khỏi phải quảng cáo công không cho một kẻ đối lập với mình và đồng thời không bị mang tiếng là thuổng bài của thiên hạ. Tôi nói rõ ràng cuốn sách này không phải của tôi, tôi chép của người ta. Nhưng chép của ai thì tôi không nhớ. Như thế là quá thật thà rồi còn muốn gì nữa chớ.
Ông tác giả này – thôi thì cứ cho là đàn ông đi, vì nhiều đàn ông làm nghề viết văn hơn đàn bà – chủ ý viết cuốn sách này là để dạy mọi người muốn viết tiểu sử, tự truyện hay là hồi ký, sáng ký, sử ký đời mình, thì cứ việc cóp theo cái dàn bài này của ông ấy là xong ngay. Có đủ cả lịch sử cá nhân của cụ trong ấy - cụ là cái cụ muốn viết về mình cơ, chứ không phải là cụ hay tôi đâu. Kể từ khi mới sinh ra, cho tới lúc lớn dần dần lên, đầy đủ cả ái tình sự nghiệp, cho tới bây giờ, là tới cái tuổi về hưu nhàn hạ, chả có việc gì làm nên viết lịch sử cuộc đời mình để lại cho hậu thế. Nói thật mí cụ, giá mà tôi vớ được cuốn sách này mấy năm, hay là khoảng chục năm về trước, thế nào tôi cũng coi cho kỹ, nghiên cứu thật kỹ càng rồi đem ra áp dụng. Chắc chắn trong tủ sách của qúi cụ sẽ có một tác phẩm đáng qúi, để đời, chả bằng Tam Quốc Chí thì ít nhất cũng đại loại như là Gone With The Wind. Còn bây giờ thì tôi không dám ham nữa, ít nhất hơn một ngày hay một chước. Bây giờ tôi già rồi, ít nhất cũng phải biết mình, biết người cho nên mới nhìn ra rằng cuộc đời của mình, mình xem còn thấy chán phè, ngấy lên đến tận cổ, huống chi ngưởi khác, cho dù là con cháu. Sở dĩ ngày nay tôi còn làm được cái nghể viết bố lếu bố láo này chỉ vì tôi thành thật, tôi nói toàn những chuyện bậy bạ, kể toàn chuyện đời gai góc, toàn kinh nghiệm lăn lóc dưới mương, của tôi, cho nên cụ mới thấy hay ho, chứ mà tôi kể toàn chuyện tôi khôn tôi giỏi thì cụ vứt béng hết cả tác phẩm, của tôi vào thùng rác rồi còn gì. Nhưng vì tôi tự tạo cho mình một con đường sự nghiệp đặc biệt, không giống ai, cho nên cụ thấy lạ cụ mới xem qua rồi bỏ, chứ mà tôi viết theo kiểu văn học nghệ thuật cao sang, quí phái, thì tôi mất việc từ lâu rồi.
Tôi hỏi cụ, nếu muốn viết giả phả để lại cho đời sau thí ít nhất dòng họ nhà mình cũng phải là môt dòng họ lớn. Lớn về tiếng tắm, lớn về dân số thì mới cần phải viết, để họ hàng biết đến nhau kẻo anh em đánh nhau lỗ đầu ra mà chẳng biết là bà con hàng xã, hàng tổng mí nhau. Gia đình tôi thì xưa kia là một dòng họ lớn, cả về hai mặt, nhưng lại sớm nở, tối tàn. Tới đời này mới là đời thứ ba, nhưng đã rẽ ngang, rẽ dọc hết cả rồi. Dòng chính thì vợ đầm, con Tây. Dòng thứ thì cũng vợ Mỹ mà lại vô hậu, dòng ngoại thì lại nữa nọ nửa kia, nửa thì theo cộng sản, nữa thì theo quốc gia, chẳng ai muốn nhìn mặt ai. Chỉ duy nhất tôi là hay vẽ chuyện, thấy người ăn thì cũng muốn ăn theo, hốt vàng bỏ bị, thấy ngưòi ta ăn thì cũng muốn gọi chị gọi em. Nhưng sau khi tôi làm một màn nghiên cứu thị trường thì mới thấy rằng, tôi có dùng rất cả những sự trí trá, biện báo, trời sinh, viết một cuốn gia phả với rất nhiều tình tiết, giả cũng như thật, thì cũng chẳng mấy người thích xem. Vì dân số nhà tôi thuộc nhiều sắc tộc. Muốn có độc giả chính dòng thì phải viết bằng tiếng Phú Lang Sa. Mà tiếng Tây của tôi 60 năm nay không dùng đến, ngoài hai chữ ủy me sừ, nông ma đam, thì chẳng còn chữ nào nữa để viết. Nếu muốn viết cho dòng thứ ở MỸ Quốc thì phải viết tiếng Hồng Mao. Mà cụ cũng biết tài nghệ của tôi về chữ HỒng Mao rồi cho nên đành chịu thua. Tôi đã tính cách nhìn xa, tính rộng, tôi tính dạy các cháu tôi tiếng Việt để mai kia, chúng thưỏng thức văn chương của tôi, nhưng mà cụ thấy học tiếng việt kiểu tôi dạy cháu tôi thì đến khi Chúa Giêsu xuống thế lần thứ hai, chúng cũng chưa hiểu được một câu. Hai nữa, viết gia phả là để gữi lấy cái lề của tờ giấy rách, mà lại viết bằng ngoại ngữ thì viết làm quái gì. Viết để lòe ai mới được chứ!
Thành thử, sau khi nghĩ tới nghĩ lui tôi bèn đi đến kết luận, thôi bỏ đi tám! Không có lẽ tôi viết cho tôi thưởng thức?

AcDieu

Tin Buồn

2014

01-2014

02-2014

TIME